Chuyển đến nội dung chính

Soạn bài: Lão hạc (Nam Cao)

Tóm tắt:

   Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Bố cục:

   - Phần 1 (từ đầu...một thêm đáng buồn): chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.

   - Phần 2 ( Không! Cuộc đời ... hết): cái chết của lão Hạc.

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

   - Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

   - Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

   → Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Nguyên nhân cái chết: túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

   - Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

    → Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

   Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.

   Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

   - Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

   - Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

   - Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

   - Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:

   - Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

   - Phẩm chất cao đẹp: hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Soạn bài: Tôi đi học

Bố cục: Gồm 3 phần: - Phần 1 ( từ đầu… trên ngọn núi) Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên. - Phần 2 ( tiếp… tôi cũng lấy làm lạ): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường. - Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp. Hướng dẫn soạn bài Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc - Kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian:    + Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh em nhỏ tới trường    + Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường cùng mẹ tới trường    + Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng    + Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi vào ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ t...

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:    - 6 câu đầu : Khung cảnh bi kịch của nội tâm.    - 8 câu tiếp : Nỗi nhớ người thân.    - 8 câu cuối : Tâm trạng buồn lo của Kiều. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :    - Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.    - Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.    - Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng. Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):  8 câu thơ tiếp: a. Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt không giữ được lời thề. b. Nghệ thuật...

Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 - Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng - Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam - Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ.. - Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng - Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Na II. Đôi nét về tác phẩm Đất nước 1. Hoàn cảnh ra...