Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội 1.  Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng: - Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...) - Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh. - Các từ (từ đơn, từ ghép) - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...) 2.  Các quy tắc và phương thức chung: - Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...) - Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh) II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân - Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:     + Giọng nói cá nhân     + Vốn từ ngữ cá nhân     + Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo     + Việc cấu tạo ra từ mới     + Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. - Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. III. Luyện tập (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1) Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): - Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó - Từ “thôi
Các bài đăng gần đây

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:    - 6 câu đầu : Khung cảnh bi kịch của nội tâm.    - 8 câu tiếp : Nỗi nhớ người thân.    - 8 câu cuối : Tâm trạng buồn lo của Kiều. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :    - Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.    - Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.    - Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng. Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):  8 câu thơ tiếp: a. Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt không giữ được lời thề. b. Nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh : nhiều hình ảnh ước lệ  chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạ

Soạn bài: Đồng chí (Chính Hữu)

Bố cục:    - 7 câu đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí.    - 10 câu tiếp : Biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí.    - 3 câu cuối : Hình ảnh và biểu tượng về người lính. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):    - Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.    - Dòng thơ thứ bảy là nối kết đoạn trước và sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể. Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cơ sở của tình đồng chí qua sáu câu thơ đầu :    - Cùng nguồn gốc, giai cấp, cảnh ngộ : đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.    - Cùng chí hướng, nhiệm vụ :  súng bên súng đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.    - Cùng nhau trải qua gian khó :  đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh t

Soạn bài: Lão hạc (Nam Cao)

Tóm tắt:     Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo. Bố cục:    - Phần 1 (từ đầu... một thêm đáng buồn ): chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.    - Phần 2 (  Không! Cuộc đời  ... hết): cái chết của lão Hạc. Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):  Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:    - Mối quan hệ: cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là ngườ

Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 - Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng - Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam - Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ.. - Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng - Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Na II. Đôi nét về tác phẩm Đất nước 1. Hoàn cảnh ra

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ Từ “kinh tế” trong câu “Bủa tay ôm chặt kinh tế” cách nói rút ngắn của từ kinh bang tế thế, trị nước cứu đời - Nghĩa từ “kinh tế” hiện nay chỉ một lĩnh vực của đời sống xã hội: hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng sản phẩm, của cải vật chất → Nghĩa của từ không cố định, có thể biến đổi và phát triển theo thời gian; có thể mất đi nét nghĩa nào đó, được thêm vào những ý nghĩa mới 2. Từ “xuân”     + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới     + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ Từ “tay”     + Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm     + Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó → Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ. II. Luyện tập Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Từ chân với nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể con người b, Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ c, Nghĩa chuyển

Soạn bài: Tôi đi học

Bố cục: Gồm 3 phần: - Phần 1 ( từ đầu… trên ngọn núi) Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên. - Phần 2 ( tiếp… tôi cũng lấy làm lạ): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường. - Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp. Hướng dẫn soạn bài Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc - Kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian:    + Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh em nhỏ tới trường    + Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường cùng mẹ tới trường    + Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng    + Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi vào ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng