Chuyển đến nội dung chính

Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

1. Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)

- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.

- Các từ (từ đơn, từ ghép)

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)

2. Các quy tắc và phương thức chung:

- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...)

- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

- Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện qua:

    + Giọng nói cá nhân

    + Vốn từ ngữ cá nhân

    + Việc sử dụng các từ ngữ quen thuộc một cách sáng tạo

    + Việc cấu tạo ra từ mới

    + Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.

- Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân.

III. Luyện tập (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời

⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..

Bài đăng phổ biến từ blog này

Soạn bài: Tôi đi học

Bố cục: Gồm 3 phần: - Phần 1 ( từ đầu… trên ngọn núi) Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên. - Phần 2 ( tiếp… tôi cũng lấy làm lạ): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường. - Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp. Hướng dẫn soạn bài Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc - Kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian:    + Từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh em nhỏ tới trường    + Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường cùng mẹ tới trường    + Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng    + Tâm trạng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi vào ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên. Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 8 tập 1): - Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ t...

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:    - 6 câu đầu : Khung cảnh bi kịch của nội tâm.    - 8 câu tiếp : Nỗi nhớ người thân.    - 8 câu cuối : Tâm trạng buồn lo của Kiều. Đọc hiểu văn bản Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu :    - Không gian : mênh mông, hoang vắng, cô đơn, bốn bề bao la bát ngát, cồn cát im lìm, dãy núi nhấp nhô, ánh trăng làm bạn.    - Thời gian : từ sáng sớm đến đêm khuya, sự quay vòng của thời gian.    - Kiều đang bị giam lỏng, cô đơn, mất tự do nơi hữu tình thơ mộng mà hoang vắng. Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):  8 câu thơ tiếp: a. Trong cảnh giam lỏng, nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Như vậy khá hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt không giữ được lời thề. b. Nghệ thuật...

Bài thơ: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 - Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng - Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam - Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ.. - Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế - Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Cõi lặng - Phong cách thơ: sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Na II. Đôi nét về tác phẩm Đất nước 1. Hoàn cảnh ra...